Đông Y Bà Vân Điều Trị Bệnh Viêm Da Cơ Địa

Posted on Sức Khỏe 6550 lượt xem

Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa là một chứng viêm da, ngứa mãn tính. Bệnh lý này có thể đi kèm với các bệnh cơ địa khác như hen suyễn, sốt cỏ khô hay viêm mũi dị ứng… Các triệu chứng của viêm da cơ địa thường khởi phát rất sớm, ngay từ tuổi sơ sinh, có thể tiếp tục đến lúc trưởng thành hoặc cũng có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong đời.

Viêm da cơ địa có triệu chứng gì?

Người mắc viêm da dị ứng thường phải đối mặt với những triệu chứng vô cùng khó chịu như

  • Da mẩn đỏ, ngứa ngáy: nốt ban hình tròn mẩn đỏ, kèm cảm giác ngứa ngáy thường xuất hiện ở các vùng da trên cơ thể. Viêm da ở tay, chân,… Da sần sùi, nổi mụn nước trắng li ti…
  • Phù nề da: cùng với hiện tượng nổi nhiều mụn nước trên da, vùng da trở nên dày hơn, phù nề kèm cảm giác nóng ra, ngứa ngáy đặc biệt khi tiết mồ hôi…
  • Đóng vảy, chàm: mụn nước vỡ, chảy dịch, đóng vảy, tiết vàng và tạo vết nứt, vảy phấn,…
  • Ở thể trạng nặng, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn, viêm, bội nhiễm vi khuẩn,…

Cách trị viêm da cơ địa bằng Kem Đa Năng Bà Vân

Bệnh viêm da cơ địa thường bị ở đâu trên cơ thể?

  • Viêm da cơ địa ở tay. Ở vị trí này biểu hiện bệnh gồm đỏ da, nổi sần, ngứa rát. Khu vực xuất hiện là các vùng như cánh tay, ngón tay, bàn tay, mu bàn tay.
  • Dấu hiệu bệnh ở mặt. Bệnh nhân rất dễ nhầm lẫn với dị ứng da mựt do những biểu hiện như da khô, ửng đỏ, mụn nước.
  • Viêm da cơ địa ở chân. Đây là vị trí thường gặp nhất với các biểu hiện nổi mụn nước, ngứa, bong tróc ở ngón chân, lòng bàn chân, quanh bắp chân.

Ngoài ra, bệnh có những biểu hiện khác nhau với từng độ đuổi người bệnh:

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh:

Bệnh thường xuất hiện sớm trong khoảng 3 tuần sau sinh. Xuất hiện các vết phát ban đỏ, mụn nước nông, dễ vỡ chủ yếu ở 2 má, da đầu, trán, cổ, bắp chân… Bệnh hay tái phát có thể kéo dài tới giai đoạn 18-24 tháng tuổi. Trẻ dễ dị ứng, nhạy cảm với các yếu tố như nhiễm trùng, mọc răng, thay đổi môi trường…

Viêm da cơ địa ở trẻ em:

Triệu chứng thường là các vết sần đỏ, vết trợt, các mảng da dày, mụn nước xuất hiện ở khoeo, nếp gấp khuỷu tay, mi mắt, 2 bên cổ, có sạm da mạng lưới,.. Bệnh còn khiến trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng…

Viêm da cơ địa ở người lớn:

Biểu hiện là mụn nước, vết mẩn đỏ hình dẹt. Triệu chứng xuất hiện nhiều ở các nếp gấp tay chân, cổ, rốn,… Viêm da quanh mí mắt, chàm ở vú… có tính chất tái đi tái lại, tiến triển mãn tính.

Bị Bệnh viêm da cơ địa do những nguyên nhân gì?

Tìm hiểu rõ nguyên nhân gây viêm da cơ địa sẽ giúp người bệnh tìm được hướng điều trị đúng đắn nhất. Vì thế, bệnh nhân nên nắm rõ những yếu tố chính gây bệnh dưới đây:

  • Yếu tố môi trường: Môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi. Các tác nhân gây dị ứng xuất hiện nhiều trong không khí như bụi, lông động vật, bụi vải quần áo…
  • Yếu tố cơ địa: Cơ thể dễ mẫn cảm, dị ứng với các yếu tố bên ngoài. Hệ miễn dịch yếu ớt không đủ sức chống chọi với các tác nhân gây bệnh.
  • Yếu tố di truyền: Khoảng 80% trường hợp mắc bệnh có tiền sử gia đình có người bị bệnh. Cha mẹ mắc viêm da cơ địa sinh con ra có tỷ lệ cũng mắc bệnh cao.

Đông Y quan niệm về nguyên nhân gây bệnh là do chức năng gan yếu. Cơ thể không đào thải được độc tố, tích tụ và phát tán dưới bề mặt da gây viêm da.

Chữa viêm da cơ địa bằng thuốc dân gian

Trong dân gian có lưu truyền nhiều bài thuốc chữa viêm da. Điểm chung của những bài thuốc này là đều từ các loại thảo dược quen thuộc, dễ tìm và có giá thành rẻ. Có thể kể tên tới một số loại như:

Chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt.

Lấy khoảng 40g lá lốt, rửa sạch ráo nước, xay nhuyễn, pha với nước ấm để uống. Lá lốt cũng có thể được sử dụng để bôi ngoài da. Giã nhỏ lá với một ít muối, đắp vào vùng da bệnh trong khoảng 1 giờ sau đó rửa sạch lại với nước.

Cây vòi voi chữa viêm da cơ địa.

Có thể sử dụng cây vòi voi để đắp lên da hoặc đun nước uống. Dùng khoảng 60g lá vòi voi, rửa sạch giã nhuyễn sau đó đắp lên vùng da bị bệnh. Lưu ý vệ sinh sạch sẽ cho da trước khi đắp. Có thể thực hiện từ 1-2 lần/ngày. Nếu đun nước uống, người bệnh cần cẩn trọng. Cây vòi voi có thể gây ngộ độc, không sử dụng cho phụ nữ có thai và người già yếu,…

Cây sài đất chữa viêm da cơ địa.

Dùng 100g sài đất rửa sạch, ngâm với nước muối loãng. Sau đó đem giã nát với một chút muối hạt, pha với nước ấm. Phần nước chắt có thể dùng để uống, phần bã giữ lại để đắp lên khu vực da bị viêm.

Chữa viêm da cơ địa bằng lá khế.

Có thể đun lá khế lấy nước để rửa vùng da bị bệnh. Lá khế rửa sạch, đem đun sôi trong khoảng 20 phút với lượng nước ngập lá. Sau khi sôi, tắt bếp để nguội và vớt lá khế ra. Dùng phần nước đã đun để ngâm, rửa chân tay hoặc pha nước tắm.

Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không.

Có thể sử dụng lá trầu không rửa vò nát để đắp lên da. Ngoài ra lá trầu không có thể sử dụng để đun nước tắm. Mỗi ngày lấy vài lá trầu không tươi hoặc phơi khô đem đun sôi, pha loãng với nước để tắm.

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Bệnh có tính chất tái phát do đó rất dễ để lại sẹo do tổn thương da, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Đặc trưng của bệnh là ngứa, càng ngứa càng gãi nhiều vì vậy da ngày một dày lên, nặng hơn và có nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn mưng mủ, lở loét.

Ngoài ra, vùng da phát bệnh phù nề, chảy dịch, bội nhiễm vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn tụ cầu vàng, vi khuẩn mủ xanh gây nhiễm khuẩn huyết. Đến giai đoạn này bệnh rất khó chữa, kháng nhiều loại kháng sinh, nguy hiểm đến tính mạng.

Bên cạnh đó, viêm da gây ra những áp lực lớn về tâm lý cho người bệnh. Các biểu hiện ngoài da ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp, luôn tìm cách che giấu vùng da bị bệnh. Do đó mà chất lượng cuộc sống, công việc đều bị ảnh hưởng.

Viêm da cơ địa kiêng gì và ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên – Trưởng khoa Da liễu Trung tâm Thuốc dân tộc, ngoài việc điều trị người bệnh cần quan tâm đến vấn đề viêm da cơ địa ăn gì và kiêng gì. Theo đó, người bệnh nên kiêng những vấn đề sau:

– Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, mỹ phẩm, nước hoa…

– Cẩn thận với các thực phẩm và món ăn lạ như: Hải sản, đồ tanh, đồ cay nóng, thực phẩm gây dị ứng…

– Không lạm dụng các loại thuốc tây, kem dưỡng da.

– Tránh cơ thể bị lạnh, nóng đột ngột

– Tránh tiếp xúc với phấn hoa, các dị ứng nguyên trong môi trường

Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, B, C, nước và các loại ngũ cốc để giảm nhẹ triệu chứng viêm da cơ địa.

Cách trị Viêm da cơ địa bằng Kem Đa Năng Bà Vân

Khi bị bệnh viêm da cơ địa các bạn cần kiêng các loại hóa chất tẩy rửa như xà phòng, sữa tắm mà thay vào đó sử dụng các loại nước lá có tính sát khuẩn cao như lá trầu không, tía tô, kinh giới…để tắm rửa, hoặc có thể sử dụng Lá tắm Bà Vân. kết hợp với bôi Kem Bôi Da Bà Vân ngày từ 3 đến 4 lần, bôi một lần để qua đêm

Công Ty TNHH Đông Dược Bà Vân

Đông Dược Bà Vân luôn tự tin khẳng định là nhà sản xuất và phân phối sản phẩm thiên nhiên hàng đầu tại Việt Nam. Các sản phẩm mà Bà Vân mang đến đều nhanh chóng chinh phục được ngay cả những khách hàng có làn da “khó tính” nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi Điện
Đặt Hàng
Zalo
Fanpage